Mèo từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của con người, mang đến niềm vui và sự ấm áp cho nhiều gia đình. Do đó, việc quan tâm đến tuổi thọ của mèo là điều dễ hiểu đối với những người yêu thương chúng. Bài viết này của Chăm Sóc Mèo sẽ chia sẻ với bạn cách tính 1 tuổi mèo bằng bao nhiêu tuổi người, giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển của các bé mèo nhà mình.
Tuổi thọ trung bình của mèo là bao nhiêu?
Mèo là một trong những loài thú cưng được yêu thích nhất bởi sự dễ thương, tinh nghịch và khả năng độc lập của chúng. Tuổi thọ của mèo trung bình dao động từ 15 đến 16 năm, tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ ghi nhận mèo sống đến 32 tuổi – một kỷ lục thế giới đáng kinh ngạc. Vòng đời của mèo trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn sơ sinh (0-4 tuần tuổi)
- Mới chào đời: Mắt mèo còn nhắm nghiền, chỉ có thể bò trườn và bú sữa mẹ.
- 5-12 ngày: Mắt mèo dần mở hé, bắt đầu thích nghi với môi trường xung quanh.
- 16-20 ngày: Mèo con bắt đầu tập đi lại lung tung, khám phá thế giới xung quanh.
- 3-4 tuần: Mèo con mọc răng sữa, bắt đầu nhai được thức ăn cứng hơn.
Giai đoạn cai sữa và trưởng thành (4 tuần tuổi – 1 năm tuổi)
- 6 tuần: Mèo con cai sữa mẹ, tập ăn thức ăn mềm và bắt chước hành vi của mèo mẹ.
- 8 tuần: Mèo con có thể tự lập hoàn toàn, tách biệt khỏi mẹ.
- 6 tháng: Mèo hoàn thiện bộ răng bằng cách thay răng sữa.
- 7-9 tháng: Mèo bước vào giai đoạn sinh sản, mèo cái có thể mang thai và sinh con.
Giai đoạn trưởng thành (1-6 năm tuổi)
- Mèo ở độ tuổi này phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, năng động và hiếu động.
- Đây là giai đoạn lý tưởng để huấn luyện mèo và cho chúng tham gia các hoạt động vui chơi.
Giai đoạn lão hóa (trên 6 tuổi)
- 6-8 năm: Hoạt động của mèo bắt đầu giảm sút do tuổi tác, răng mèo có thể ố vàng.
- Trên 12 tuổi: Mèo già yếu, ăn uống ít hơn, dễ mắc các bệnh về tim, gan, phổi.
- 15-16 năm: Đây là giai đoạn cuối đời của mèo, thể trạng yếu ớt cần được chăm sóc đặc biệt.
Tuổi thọ trung bình của một vài giống mèo phổ biến
Cách tính tuổi mèo theo ngoại hình
Cách đánh giá tuổi của mèo dựa trên ngoại hình có thể được thực hiện thông qua các đặc điểm sau:
Qua đôi mắt: Mèo con thường có đôi mắt mịn và sáng. Mắt của mèo già thường mờ và có vết nứt, đặc biệt là sau khi vượt qua tuổi 12, chúng thường có dấu hiệu của vần đục. Nếu mắt của mèo thường xuyên chảy nước hoặc dịch mắt, điều này thường là dấu hiệu của tuổi già.
Qua bộ lông: Mèo con thường có bộ lông mềm mại và mịn màng. Trong khi đó, mèo già thường có bộ lông dày hơn, thô hơn và có xu hướng xuất hiện mảng lông màu xám.
Qua cơ thể và xương: Mèo con và mèo trưởng thành thường có cơ thể cân đối và da dẻ mềm mại. Trong khi đó, mèo già thường trở nên béo phì hoặc gầy guộc, có thể có da thừa và các xương bả vai thường nhô ra.
Qua hàm răng: Răng của mèo con thường mọc đều đặn từ 2 đến 4 tuần tuổi, và đạt đầy đủ vào khoảng 4 tháng tuổi. Vết ố vàng thường xuất hiện trên răng của mèo từ 1 đến 2 tuổi. Răng có thể trở nên cao và mùi hôi từ miệng mèo thường xuất hiện, khi chúng từ 3 đến 5 tuổi. Răng bắt đầu rụng từ 12 đến 15 tuổi, là dấu hiệu của tuổi già.
Cách tính 1 tuổi mèo bằng bao nhiêu tuổi người
Để xác định độ 1 năm tuổi mèo bằng mấy năm tuổi người một cách dễ dàng, bạn có thể áp dụng phương pháp quy đổi tuổi của mèo so với người theo hệ quy chiếu sau:
Bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ cho mèo?
Bạn mong muốn mèo cưng của mình luôn khỏe mạnh và ở bên cạnh bạn thật lâu? Hãy áp dụng những bí quyết sau đây để kéo dài tuổi thọ cho chú mèo nhà bạn:
Khám sức khỏe định kỳ: Việc đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ít nhất 1 lần mỗi năm để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý, giúp mèo có sức khỏe tốt và sống lâu hơn.
Nuôi dưỡng khoa học: Cung cấp cho mèo chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Cho mèo ăn thức ăn chất lượng cao, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và đảm bảo luôn có nước sạch.
Vệ sinh chu đáo: Vệ sinh khay vệ sinh cho mèo thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Chải lông cho mèo thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng và giúp phát hiện sớm các vấn đề về da liễu.
Hạn chế cho mèo ra ngoài: Mèo khi ra ngoài có thể gặp nhiều nguy hiểm như tai nạn giao thông, đánh nhau với các con vật khác, bị lạc mất, v.v. Do đó, bạn nên hạn chế cho mèo ra ngoài và chỉ cho mèo ra ngoài khi có sự giám sát của bạn.
Gắn thẻ định vị: Gắn thẻ định vị cho mèo sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nếu mèo bị lạc mất.
Chơi đùa cùng mèo: Dành thời gian mỗi ngày để chơi đùa với mèo sẽ giúp mèo giải tỏa căng thẳng, tăng cường vận động và gắn kết tình cảm giữa bạn và mèo.
Kích thích tinh thần: Cung cấp cho mèo các đồ chơi, dụng cụ cào móng phù hợp để mèo có thể vui chơi và giải trí.
Kết luận
Hy vọng, với những kiến thức được chia sẻ về tuổi mèo so với tuổi người trong bài viết này, bạn sẽ có thể chăm sóc tốt hơn cho những người bạn bốn chân của mình, giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc bên bạn. Và đừng quên theo dõi Chăm Sóc Mèo để có thể cập nhật những bài viết mới nhất nhé!