Cách Sử Dụng Bộ Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh lây nhiễm nhanh vô cùng nguy hiểm, chúng có thể tử vong chỉ sau một vài ngày mắc bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì, nguyên nhân gây bệnh, cách sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo và biện pháp chữa trị.

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là Gì?

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là Gì?

Cũng như ở con người, bạch cầu là một tế bào vô cùng quan trọng, nhiệm vụ của chúng là bảo vệ cơ thể và chống lại sự nhiễm trùng. Nếu chỉ số bạch cầu giảm, số lượng tế bào bạch cầu trong máu cũng sẽ giảm, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mèo.

Cơ thể mèo có khoảng 5.500 đến 19.500 tế bào bạch huyết/1 microlit máu. Các tế bào bạch huyết được sản xuất trong các hạch bạch huyết và lá lách. Nếu có sự giảm thiểu lượng bạch cầu và tế bào lympho trong máu của mèo, điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết ở chúng.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm (FPV) hoặc Parvo mèo. Khi bị nhiễm virus Parvovirus (Feline Panleukopenia Virus), số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể của chúng cũng sẽ giảm xuống. Đó là lý do vì sao bệnh này thường được gọi là bệnh giảm bạch cầu.

Mèo bị giảm bạch cầu là một căn bệnh có tỷ lệ lây lan và tử vong rất cao, nhất là đối với mèo con hoặc những chú mèo có sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, loại virus này còn có khả năng tồn tại lâu trong môi trường và chống lại nhiều chất khử trùng.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Nguyên nhân chủ yếu dễn đến bệnh bạch cầu ở mèo là do virus suy giảm miễn dịch (FIV) và virus màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP). Những loại virus này xâm nhập vào các tế bào bạch cầu và nhân lên, từ đó làm tăng lượng vi-rút và giảm số bạch cầu.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Mèo Có Sức Đề Kháng Yếu

Tý lệ mắc bệnh giảm bạch cầu thường rơi vào những chú mèo con và mèo chưa được tiêm vacxin. Mèo mẹ đang mang thai hoặc mèo sinh non cũng rất dễ mắc bệnh này vì chúng có hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn.

Virus giảm bạch cầu có thể lây lan từ cơ thể mẹ sang con khiến mèo con nhiễm bệnh và tử vong.

Tiếp Xúc Với Mèo Bị Nhiễm Bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Nếu con mèo khỏe mạnh tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh hay mang mầm bệnh thông qua việc ăn uống chung, liếm lông, đi vệ sinh cùng chậu cát… đều có thể bị nhiễm bệnh.

Xin lưu ý rằng mèo bị giảm bạch cầu vẫn có thể đào thải virus ra môi trường xung quanh ngay cả khi đã khỏi bệnh (tối thiểu là 6 tuần sau đó).

Các Nguồn Lây Gián Tiếp

Một môi trường sống có nhiều chất thải sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải virus FPV (nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo) hơn.

Ngoài ra, mèo có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những đồ vật hoặc những nơi mèo bệnh từng sử dụng qua, ví dụ như đĩa đựng thức ăn nước uống, chỗ ngủ, dụng cụ chải lông,…

Các Nguyên Nhân Khác

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh như:

  • Mèo bị nhiễm khuẩn
  • Mắc các bệnh về rối loạn tủy xương
  • Bị viêm tụy
  • Sử dụng một số loại thuốc như Corticosteroid làm giảm số lượng bạch cầu trong máu
  • Bị căng thẳng

Triệu Chứng Mắc Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Triệu Chứng Mắc Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Dưới đây là một vài triệu chứng khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu:

  • Thân nhiệt không ổn định, liên tục hạ nhiệt hoặc sốt đột ngột
  • Bỏ ăn, yếu ớt, ủ rũ
  • Nôn khan; nôn ra dịch vàng bọt trắng
  • Mắt lờ đờ, có gỉ, sụp mí
  • Tiêu chảy cấp, chảy dãi có mùi hôi khó chịu
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Mất thăng bằng, đi loạng choạng, run rẩy lắc lư, thậm chí có thể co giật động kinh

Trên thực tế, các triệu chứng ban đầu của bệnh giảm bạch cầu ở mèo tương đối giống với một số bệnh khác như bỏ ăn, tiêu chảy, nôn mửa. Vậy nên, đừng chủ quan khi mèo của bạn có những triệu chứng này mà hãy kiểm tra để phát hiện sớm và chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.

Que test giảm bạch cầu ở mèo được bán tại các trung tâm thú y. Bộ que test này gồm 1 que lấy bệnh phẩm, 1 ống chứa dung dịch pha loãng và thiết bị xét nghiệm. Bộ dụng cụ này có mức giá từ 100.000 – 200.000 VND.

Nếu mèo của bạn có một trong những triệu chứng trên, hãy mua bộ que test này để sử dụng tại nhà bất cứ khi nào cần.

Cách Sử Dụng Que Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Cách Sử Dụng Que Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Để sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo, hãy làm theo 4 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Dùng que lấy bệnh phẩm để lấy mẫu phân hoặc mẫu dịch nôn của mèo.
  • Bước 2: Cho que có chứa phân hoặc dịch nôn của mèo vào ống chứa dung dịch, khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng.
  • Bước 3: Nhỏ 3-4 giọt vào ô có chữ S của thiết bị xét nghiệm.
  • Bước 4: Đợi 5-10 phút để xem kết quả. Nếu xuất hiện vạch C thì kết quả âm tính, mèo không bị bệnh. Nếu xuất hiện vạch C và T thì kết quả là dương tính, mèo bị nhiễm bệnh.

Nếu không có vạch nào xuất hiện thì có thể do bộ test bị hỏng hoặc do cách bạn test không đúng. Hãy làm lại xét nghiệm lần nữa để có được kết quả.

Cần Làm Gì Sau Khi Kiểm Tra Giảm Bạch Cầu Ở Mèo?

Sau khi sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo và nhận được kết quả dương tính, ngay lập tức, bạn cần đưa mèo đến bệnh viện thú y chất lượng để bắt đầu quá trình điều trị kịp thời. Lưu ý rằng giảm bạch cầu là một bệnh không thể tự điều trị tại nhà. Đặc biệt, nó có tốc độ phát triển rất nhanh, với tỷ lệ tử vong cao nếu mèo không được điều trị trong 2-3 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

Hãy cách ly mèo bị nhiễm bệnh khỏi các thú cưng khác trong nhà để ngăn chặn sự lây nhiễm, và hãy thực hiện sát trùng và vệ sinh kỹ lưỡng để ngăn chặn bệnh trở thành ổ dịch.

Nếu que thử cho kết quả âm tính, vẫn cần giữ sự cảnh báo vì các triệu chứng như tiêu chảy vẫn có thể là dấu hiệu của các bệnh khác. Hãy theo dõi và quan sát mèo cẩn thận để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh nào và đưa chúng đến phòng mạch hoặc bệnh viện thú y uy tín ngay lập tức nếu tình trạng kéo dài.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin mà chamsocmeo.com muốn chia sẻ về cách sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo một cách chính xác nhất. Hi vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ là một đóng góp nhỏ từ chúng tôi, giúp bạn duy trì sức khỏe cho những chú mèo cưng của mình. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thú cưng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *