Sổ Giun Cho Mèo Và Những Điều Cần Biết

Sổ giun cho mèo là một việc làm rất cần thiết trong quá trình nuôi mèo. Tẩy giun cho mèo giúp tránh nguy cơ gây nguy hiểm, giúp mèo phát triển khỏe mạnh và tránh lây nhiễm sang người. Vậy nguyên nhân mèo nhiễm giun là gì? Sổ giun cho mèo bằng cách nào? Trong bài viết dưới đây Chăm sóc mèo sẽ giải đáp mọi thắc mắc vấn đề sổ giun cho mèo.

Vì sao cần sổ giun cho mèo?

Hiện nay giun sán là nguyên nhân gây ra cái chết cho mèo ở tất cả các độ tuổi. Vì vậy bạn cần xổ giun cho mèo định kỳ để tránh các tác nhân gây và phòng tránh bệnh nhiễm giun. Mèo có thể bị nhiễm giun ngay cả khi trông mèo rất khỏe mạnh. Việc nhiễm giun ở mèo là vấn đề có thể kiểm soát được, vì vậy để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra bạn cần tẩy giun cho mèo định kỳ. Nếu không sổ giun cho mèo sẽ gặp các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Đau bụng, nôn ói.
  • Mèo phát triển chậm, mặc dù ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng ký.
  • Giun bám và  hút máu bên trong thành ruột gây tình trạng thiếu máu, mất protein khiến bụng mèo căng phồng, không tiêu hóa thức ăn gây khó chịu.
  • Mèo khó khăn trong vấn đề về hô hấp, vì có quá nhiều chất lỏng trong bụng đè lên cơ hoành làm dung tích phổi bị hạn chế gây ra tình trạng khó thở.

sổ giun cho mèo

Nguyên nhân khiến mèo bị nhiễm giun sán

Cần chăm sóc tốt cho mèo, từ môi trường sống đến việc tẩy giun cho mèo định kỳ, đặc biệt là tẩy giun cho mèo con giúp giảm thiểu tối đa rủi ro nhiễm giun sán, giúp mèo có một cuộc sống khỏe mạnh.

Môi trường sống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề nhiễm giun sán ở thú cưng. Có nhiều nguyên nhân khiến mèo nhiễm giun:

  • Tẩy giun cho mèo không đúng cách: Việc tẩy giun cho mèo không đúng cách có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như tắc nghẽn ruột, viêm động mạch và nhiều trường hợp có thể xảy ra tử vong.
  • Mèo con bị nhiễm giun từ mèo mẹ: Đối với mèo con, nhiễm giun sán thường do bị lây nhiễm qua trong quá trính bú sữa mẹ.
  • Từ môi trường: Mèo nhiễm giun khi tiếp xúc với phân của động vật khác nhiễm giun thải ra, đất, cỏ, thức ăn hoặc nước ô nhiễm cũng có nguy cơ khiến mèo nhiễm giun.
  • Qua con mồi: Những con mèo săn mồi thường có nguy cơ nhiễm giun cao hơn, vì thỏ, chuột là động vật trung gian truyền nhiễm nhiều loại giun đũa và sán dây rất nguy hiểm. Các hoạt động như săn và ăn chuột nhiễm bệnh là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm giun.
  • Từ ve, bọ chét: Bọ chét ăn trứng giun sán và mang theo ấu trùng của của loại sán dây nên nếu mèo vô tình nuốt phải bọ chét khi đang chải lông chắc chắn sẽ bị nhiễm giun.
  • Qua thức ăn: Một số loại sán dây ở bên trong mô cơ của động vật trung gian. Nếu mèo ăn còn thịt sống  loại sán này có thể vẫn còn sống và làm cho mèo bị nhiễm giun.

Biểu hiện của mèo bị nhiễm giun

sổ giun cho mèo

Trong trường hợp mèo nhiễm giun ở mức độ nhẹ có thể không xảy ra bất kì triệu chứng nào. Nhưng trong trường hợp bị nhiễm giun nặng thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mèo nôn ói, nhiều lúc giun xuất hiện trong chất nôn.
  • Mèo bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, có giun trong phân.
  • Mèo có triệu chứng bụng phình to, cứng.
  • Mèo mệt mỏi, lờ đờ, chỉ thích nằm một chỗ, lười vận động.
  • Mèo không lên ký, sút kí ngay cả khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Lông mèo bị khô xơ và xỉn màu hơn bình thường.

Cách sổ giun cho mèo:

sổ giun cho mèo

Tán nhuyễn và trộn thuốc tẩy giun cho mèo vào trong thức ăn. Có thể cho mèo uống thuốc viên trực tiếp hoặc tán nhuyễn thuốc rồi hòa tan với nước, sau đó dùng kim tiêm bơm thuốc vào cổ mèo. Cần lưu ý khi sổ giun cho mèo:

  • Chuẩn bị thuốc theo đơn của bác sỹ thú y. Để thuốc ra khỏi tầm nhìn của mèo để tránh trường hợp mèo phát hiện ra và chạy trốn.
  • Bạn cần xoa dịu và giữ mèo bình tĩnh để cho mèo dùng thuốc đễ dàng hơn.
  • Bạn nên ngồi trên sàn và kẹp mèo lại giữa 2 chân để giữ mèo an toàn. Nếu có người trợ giúp thì quá trình cho mèo uống thuốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Ngửa đầu mèo ra phía sau rồi đưa thuốc vào miệng mèo. Không đưa thuốc vào sâu để tránh tình trạng làm mèo mắc nghẹn.
  • Sau khi sổ giun cho mèo, cho mèo ăn ít hơn bình thường một nửa.

Lịch sổ giun cho mèo

Đối với mèo con, mèo trưởng thành

Lần đầu tiên: mèo con sinh được 3 tuần tuổi. Mèo cần được tẩy giun trong lúc này để tránh trứng giun lan ra môi trường bên ngoài.

Sau 3 tuần tuổi: Sổ giun cho mèo 2 tuần/lần cho tới khi mèo được 3 tháng tuổi.

Sau 3 tháng tuổi: 1 tháng/lần từ khi mèo được 3-6 tháng tuổi.

Mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng/lần từ khi 6-12 tháng tuổi.

Mèo trên 1 năm tuổi: 6 tháng/lần.

sổ giun cho mèo

Đối với mèo mẹ

  • Sổ giun cho mèo trước khi phối giống 1 tháng.
  • Tẩy một lần cho mèo mẹ trước khi sinh khoảng 2 tuần.
  • Mèo mẹ đang cho con bú sổ giun cùng với lần sổ đầu tiên của mèo con.

Một số lưu ý khi sổ giun cho mèo

  • Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn hoặc theo đơn của bác sỹ.
  • Cho mèo ăn ít hơn bình thường trước khi tẩy giun.
  • Trong trường hợp mèo có đường tiêu hóa kém nên trọn men tiêu hóa vào thức ăn sau khi sổ giun.
  • Nên cách li mèo với những động vật bị bệnh.
  • Không thực hiện đồng thời việc tẩy giun và tiêm vac-xin cho mèo.

Một số loại thuốc sổ giun cho mèo

Exotral Virbac: là loại thuốc điều trị các bệnh ký sinh trùng cho mèo như giun đũa, giun móc,… Exotral Virbac là thuốc dùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Bio Rantel: chứa hợp chất Pyrantel Pamoate làm tê liệt giun đũa, giun móc.

Bayer: được dùng cho mèo trên 6 tuần tuổi. Loại bỏ các loại giun như giun đũa, giun dẹp, giun móc,… hiệu quả.

Lời kết

Bài viết trên là những thông tin cần thiết về mức độ nguy hiểm khi mèo nhiễm giun và tầm quan trọng của việc sổ giun cho mèo. Hy vọng qua đây Chăm sóc mèo có thể giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích để bạn có thể chăm sóc tốt cho mèo cưng của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *